Có bệnh thì phải uống thuốc, tuy nhiên thuốc cũng có thể tương tác với thức thực phẩm, thảo dược, rượu và những bệnh lý có sẵn. Sự tương tác này có thể gây cản trở sự hấp thụ và tác dụng của thuốc, thậm chí gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, trong quá trình dùng thuốc, cần lưu ý một số tương tác có thể gặp, đặc biệt là ở trẻ em và người lớn tuổi.
1 Thuốc và nước bưởi
Nước bưởi ảnh hưởng đến thuốc rất nhiều. Nước bưởi có tác động ức chế men chuyển hóa thuốc ở thành ruột và gan, làm tăng tác dụng dược lý của một số thuốc như thuốc hạ áp ức chế kênh canxi, thuốc stalin làm giảm mỡ máu, thuốc chống loạn nhịp, thuốc an thần benzodiazepines… Vì thế cần hạn chế dùng nước bưởi khi uống một số loại thuốc trên.
2 Thuốc và sữa
Canxi và sữa sẽ kết hợp với thuốc kháng sinh nhóm cyclin, làm giảm hấp thu thuốc. Nhóm thuốc cyclin (tetracyclin, hexacyclin) phải dùng sau khi uống sữa hoặc canh cua, rau muống 3 giờ. Thức ăn hoặc dịch dạ dày có thể làm tăng hoặc giảm hấp thu, hoặc tăng phá hủy thuốc, dẫn đến tăng hoặc giảm tác dụng của thuốc. Tùy từng loại thuốc mà nên uống giữa, ngay sau hoặc cách xa bữa ăn.
3. Cà phê hoặc nước chè
Không ít người trong chúng ta vẫn duy trì thói quen bắt đầu ngày mới bằng ly cà phê đen, sau đó thêm vài ba ly trong ngày. Cofein sẵn có trong cà phê dĩ nhiên kích thích chúng ta, song chính hiệu ứng này có thể quá lớn (tăng vọt áp huyết, rối loạn nhịp tim) nếu uống cà phê cùng lúc với một số loại tân dược, thí dụ thuốc sử dụng trong điều trị chống nhiễm trùng, thuốc đau dạ dày.
Tiếc rằng nước chè cũng không thể thực hiện nhiệm vụ phương án thay thế. Chất ta nanh có trong nước chè sẽ kìm hãm cơ thể hấp thụ thành phần sắt được sử dụng trong điều trị một số bệnh, trong đó có bệnh thiếu máu.
4. Tương tác thuốc và thuốc
Các thuốc kháng acid, sucralfate, sắt, thuốc bổ sung canxi có thể làm giảm tác dụng của kháng sinh tetracycline và quinolone. Vì thế không dùng các nhóm thuốc này chung với nhau. Một số thuốc ức chế hay tăng chuyển hóa các thuốc có cửa sổ điều trị hẹp. Một số thuốc ức chế thanh lọc qua thận, ức chế cạnh tranh sự bài tiết qua ống thận của thuốc khác… có thể làm giảm hoặc tăng tác dụng và dễ gây ngộ độc. Một số thuốc khi dùng chung với nhau có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Dùng cùng lúc vài loại thuốc như benzodiadepine, thuốc an thần, gây ngủ, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần… có thể gây ngầy ngật, té ngã.
5. Tương tác thuốc với bệnh
Thuốc có thể ảnh hưởng đến bệnh hay bệnh có thể tác động lên thuốc. Thuốc kháng viêm có thể làm viêm loét dạ dày nặng hơn, có thể gây xuất huyết tiêu hóa. Thuốc chống ói (primperan) có thể làm tăng triệu chứng bệnh Parkison. Bệnh suy thận làm thuốc chậm thải trừ, dễ tích tụ gây ngộ độc.
Để việc dùng thuốc được an toàn và hiệu quả cần lưu ý sử dụng thuốc khi thật cần thiết theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không tự ý tăng giảm liều, thêm hoặc thay thế thuốc. Theo dõi và lưu ý các rối loạn bất thường có thể do thuốc gây ra.
Uống thuốc cần tránh thực phẩm gì?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét