Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Bé tập nhai nên ăn gì?

Kể cả khi chưa mọc một chiếc răng nào, bé vẫn có khả năng “nhai” đồ ăn theo cách riêng của mình. Do vậy, bạn nên chuẩn bị một số thực phẩm phù hợp cho bé tập nhai để bé rèn luyên khả năng “tiêu hóa” thức ăn ở dạng sơ đẳng nhất nhé!



Cùng tham khảo xem bé tập nhai nên ăn gì với nguoidep360:


 


Rau củ hầm nhừ


Các loại rau củ hầm như đặc biệt phù hợp với các bé tập nhai vì độ an toàn, độ mềm vừa phải cũng như chất dinh dưỡng có trong rau củ nói chung. Các loại rau củ các mẹ thường dùng để dạy cho bé tập nhai là súp lơ xanh, cà rốt, su hào… Trong đó, súp lơ xanh là loại rau phổ biến nhất vì súp lơ xanh dễ làm nhừ, dễ ăn và cung cấp nhiều chất xơ cũng như các chất dinh dưỡng khác cho bé.


Khi chế biến, bạn nên cắt miếng vừa phải nhưng nhớ đừng cắt quá nhỏ vì dễ gây hóc, nghẹn cho bé. Và khi cho bé tập nhai, bạn cũng phải luôn chú ý để mắt đến bé để có thể trợ giúp khi cần thiết nhé!



bé tập nhai


Súp lơ xanh là một món phù hợp cho bé tập nhai



Khoai luộc


Giống như rau hầm nhừ, các loại khoai cũng là một thực phẩm rất tốt cho các bé tập nhai vì độ nhuyễn an toàn của chúng. Khoai tây, khoai lang luộc có thể coi là món ăn vặt hữu hiệu cho bé rèn luyện phản xạ nhai. Nếu sợ bé ngán, mẹ có thể luộc khoai cùng một chút muối hoặc một chút đường để bé dễ ăn hơn.



Đậu phụ


Độ mềm của đậu phụ khiến thực phẩm này trở thành một lựa chọn vô cùng hợp lý cho bé tập nhai. Nếu dùng đậu phụ sống, bạn nên chần hoặc luộc qua để đảm bảo vệ sinh. Hoặc bạn cũng có thể rán sơ để tránh đậu bị nát quá khi bé ăn. Nhớ là chỉ rán sơ vừa đủ, không nên rán như khi cho người lớn ăn vì lớp vỏ quá vàng ròn có thể khiến bé khó ăn.



Thịt viên


Tưởng như bé tập nhai không thể ăn thịt nhưng sự thật là nếu đó là thịt xay nhuyễn thì lại rất ổn. Khi xay nhuyễn, thịt viên cũng gần giống như đậu phụ vậy. Và dù độ chắc của thịt có nhiều hơn so với đậu phụ thì cũng không phải là vấn đề, bé có thể ăn ít một cho đến khi hết viên thịt. Với món này, bạn có thể tẩm ướp một chút để mùi vị thịt viên thơm ngon và hấp dẫn bé hơn so với nhiều món ăn khác.


bé tập nhai


Đừng nghĩ thịt viên không có trong thực đơn dành cho bé tập nhai nhé!



Một số thực phẩm khác.


Miễn đó là những thực phẩm có độ mềm, nhuyễn vừa phải và cung cấp chất dinh dưỡng phù hợp thì bạn đều có thể dùng để cho bé tập nhai. Ngoài những thực phẩm kể trên, bạn còn có thể cho bé dùng thêm các loại bánh mềm, bánh quy…Còn đương nhiên, để đảm bảo an toàn cho bé, bạn luôn phải để mắt trông chừng khi cho bé tập nhai. Cơ bản thì bé sẽ tự biết cách để nhai và nuốt sao cho gọn nhất, nhưng trong một số trường hợp, bạn cần hướng dẫn và canh chừng bé để tập nhai trở thành một giai đoạn đáng nhớ với bé yêu.



Bé tập nhai nên ăn gì?

Làm mềm da tay bằng nguyên liệu tự nhiên

Đôi tay là phần tiếp xúc đầu tiên khiến bạn có thể tạo thiện cảm với người đối diện. Cũng giống như những vùng da khác, da tay cũng cần được chăm sóc thường xuyên. Những nguyên liệu tự nhiên dưới đây rất dễ kiếm có thể giúp bạn làm mềm da tay mà không tốn nhiều thời gian, công sức.



làm mềm da tay


Cũng giống như những vùng da khác, da tay cũng cần được chăm sóc



Chuối giúp làm mềm da tay


Chuối không những là một loại quả tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng giúp phục hồi làn da bị tổn thương cũng như ngăn ngừa lão hóa. Nếu da tay bị khô, nứt nẻ hay có những vết nhăn, bạn có thể dùng một quả chuối tiêu xay nhuyễn rồi đắp lên vùng da cần chăm sóc. Sau 15 phút, bạn rửa sạch tay rồi ngâm trong nước lạnh khoảng 2 phút. Thực hiện cách làm này thường xuyên, da tay của bạn sẽ mềm mại mịn màng trông thấy.


Làm mềm da tay bằng chanh tươi


Vắt nước cốt chanh ra chén, dùng một miếng gạc thấm nước chanh xoa đều lên da tay, để 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Hoặc bạn cũng có thể ngâm tay trong một chậu nước ấm có pha nước cốt chanh trong khoảng 15 phút. Chanh có tính axit, giúp loại bỏ những vùng da chết và tái tạo lớp da mới nên có thể làm mềm day tay rất hữu hiệu.


Hỗn hợp khoai tây,  sữa tươi và mật ong:


Luộc chín khoai tây, bóc bỏ vỏ và nghiền nhuyễn sau đó trộn đều với nửa chén sữa tươi và mật ong. Dùng hỗn hợp này đắp lên tay khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Hỗn hợp này có thể giúp làm mềm da tay, làm trắng và chống khô nẻ. Công thức này có thể áp dụng cả với da mặt.


Muối giúp da tay mềm mại


Hàng ngày, trước khi đi ngủ, bạn nên ngâm tay vào chậu nước muối loãng pha ấm. Muối có tác dụng làm mềm, diệt khuẩn, và tẩy tế bào chết. Do vậy, khi chăm sóc da tay với muối bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy tác dụng của loại nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm này chỉ sau 1 tháng.


làm mềm da tay


Muối có tác dụng làm mềm, diệt khuẩn, giúp làm mềm da tay hiệu quả


Làm mềm da tay bằng dầu olive


Nếu không có thời gian, bạn chỉ cần lấy 1 thìa café dầu olive và xoa lên vùng da tay cần dưỡng, sau đó rửa lại bằng nước ấm. Cách làm này giúp giữ độ ẩm, làm mềm da tay rất hữu hiệu. Nếu có thời gian, bạn có thể tạo một hỗn hợp bao gồm: 2 thìa dầu olive, 2 thìa mật ong, 1 thìa đường để làm mềm da tay và tẩy tế bào chết. Lưu ý là ngoài day tay, bạn cũng cần chăm sóc cho vùng khuỷu tay và những vùng da liên quan để có một đôi tay mềm mại, mịn màng nhé!



Làm mềm da tay bằng nguyên liệu tự nhiên

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Vẻ đẹp cổ điển của nghệ sĩ múa Linh Nga

Nghệ sĩ múa Linh Nga là một số ít gương mặt showbiz Việt sở hữu vẻ đẹp thuần khiết và cao quý. Cô đặc biệt nổi bật trong bộ áo dài truyền thống, loại trang phục cổ điển nhưng vẫn thể hiện đầy đủ vẻ đẹp mặn mà, đài các.


 


nghệ sĩ múa Linh Nga


 


Cùng ngắm nghệ sĩ múa Linh Nga trong các bộ sưu tập áo dài của nhiều NTK nổi tiếng như Trịnh Hoàng Diệu, Minh Hạnh…


 


nghệ sĩ múa Linh Nga


Chất liệu áo dài gấm rất hợp với vẻ đẹp cổ điển của nghệ sĩ múa Linh Nga


nghệ sĩ múa Linh Nga


nghệ sĩ múa Linh Nga


Những hạt nắng lấp lánh như phản chiếu trên chất liệu vải áo gấm sang trọng


nghệ sĩ múa Linh Nga


Áo dài ánh đỏ tạo vẻ đẹp mặn mà, rực rỡ cho nghệ sĩ múa Linh Nga


nghệ sĩ múa Linh Nga


Áo dài cách điệu phần cổ màn xanh nền nã thể hiện đầy đủ vẻ đẹp cổ điển của Linh Nga


nghệ sĩ múa Linh Nga


nghệ sĩ múa Linh Nga


Những thiết kế của NTK Minh Hạnh được chụp tại nhà hàng mang tên Gạo của nghệ sĩ múa Linh Nga


nghệ sĩ múa Linh Nga


nghệ sĩ múa Linh Nga


nghệ sĩ múa Linh Nga


Trang phục thêu Rồng – Phượng kết hợp cùng kiểu tóc cổ điển rất hợp với Linh Nga


nghệ sĩ múa Linh Nga


nghệ sĩ múa Linh Nga


Chất liệu nhung gấm sang trọng càng tôn thêm vẻ đài các của nghệ sĩ múa Linh Nga


nghệ sĩ múa Linh Nga


nghệ sĩ múa Linh Nga


Kiểu dáng áo dài cách điệu đơn giản không làm mất đi vẻ đẹp cổ điển của Linh Nga


nghệ sĩ múa Linh Nga



Vẻ đẹp cổ điển của nghệ sĩ múa Linh Nga

Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

Bé nằm điều hòa thế nào là đúng?

Điều hòa có tác dụng làm mát, tuy nhiên bé nằm điều hòa lại dễ mắc những bệnh về hô hấp. Để tránh điều này, bạn cần lưu ý một số điều sau:


Đặt nhiệt độ thích hợp:


Thông thường, nhiệt độ thích hợp khi bé nằm điều hòa rơi vào khoảng từ 27 – 29 độ C. Bạn không nên để nhiệt cao hơn hoặc thấp hơn mức tiêu chuẩn này. Bạn cũng không nên để bé ra vào liên tục giữa phòng có điều hòa và ngoài trời. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột là nguyên nhân chính gây nên các chứng bệnh về hô hấp, cảm lạnh…đối với trẻ.


Trừ buổi tối đi ngủ, thời gian sử dụng điều hòa ban ngày không nên quá 120 phút/1 lần. Giữa các khoảng thời gian dùng, nên cho trẻ ra ngoài trời hoạt động khoảng 15 – 20 phút.


Tạo độ ẩm trong phòng khi bé nằm điều hòa:


Khi bé nằm điều hòa, da dễ bị khô và dẫn đến tình trạng viêm họng, viêm mũi… Để tránh hiện tượng này, bạn có thể đặt trong phòng một thiết bị phun sương (có bán rất nhiều trên thị trường) để cân bằng độ ẩm. Nếu không có điều kiện mua máy phun sương,  bạn có thể đặt trong phòng, dưới hướng gió tản của điều hòa, một chậu hoặc xô nước nhỏ.


Bên cạnh đó, thường xuyên vệ sinh mũi họng cho bé với nước muối loãng Natri clorit 0.9%, giúp cân bằng độ ẩm cho đường hô hấp cũng như tiêu diệt các vi khuẩn có hại.


Chú ý lưu thông không khí trong phòng:


Nhiều gia đình có thói quen sau khi tắt điều hòa vẫn đóng kín cửa để giữ hơi lạnh. Thói quen này dễ khiến cho không khí trong phòng không được thay đổi, trở nên tù đọng và là môi trường thích hợp cho các vi khuẩn có hại.


Do vậy, sau khi tắt điều hòa, bạn nên mở hết các cửa, sử dụng quạt gió đẩy không khí tù đọng ra khỏi phòng. Nếu có điều kiện, nên để nắng tràn vào nhà để tiêu diệt các vi khuẩn có hại.


Kiểm tra thường xuyên khi cho bé nằm điều hòa:


Khi mới bật điều hòa, bạn nên bật nhiệt độ thấp, làm lạnh nhanh, sau đó tăng dần nhiệt độ đến mức tiêu chuẩn. Cách làm này vừa giúp tiết kiệm điện, vừa khiến trẻ không bị quá nóng lúc mới ngủ và phù hợp với sự thay đổi thân nhiệt của trẻ.


bé nằm điều hòa


Kiểm tra thường xuyên khi cho bé nằm điều hòa


Để biết con có bị lạnh hoặc nóng qua hay không, cha mẹ nên thường xuyên kiểm tra vùng đầu, cổ, lưng cho trẻ. Nếu trẻ có mồ hôi, bạn nên lau khô để tránh trẻ bị nhiễm lạnh. Ngược lại, nếu thấy vùng tai, cổ của bé lạnh hơn bình thường, bạn cần tăng nhiệt thêm một chút. Cách phổ biến nhất là khi trẻ đã ngủ say, không còn mồ hôi, cha mẹ nên đắp ngang bụng cho con một chiếc khăn mỏng để tránh bị lạnh bụng, cảm gió.


 


 


 



Bé nằm điều hòa thế nào là đúng?

5 mẫu nail đẹp mang hơi thở mùa hè

Hè đến, ai cũng hào hứng với những chuyến du lịch tới miền biển lộng gió. Bên cạnh việc sắm sửa những bộ váy, bikini đẹp mắt, bạn cũng đừng quên chuẩn bị một mẫu nail đẹp với màu sắc của đại dương nhé!


Tham khảo những mẫu nail đẹp dưới đây, bạn có thể tự làm cho mình đấy:



 mẫu nail đẹp


Những chú sao biển nhiều màu sắc


mẫu nail đẹp


Nhìn mẫu nail đẹp này đã thấy vị mặn của biển



mẫu nail đẹp


Mẫu nail này gợi nhớ về những tối trên biển, với ánh sao trời và ánh đèn của thuyền câu mực đêm


mẫu nail đẹp


Cát trắng, biển xanh và chú sao biển như một bông hoa đỏ



 mẫu nail đẹp


Không cầu kỳ, chỉ cần một chút màu sắc của đại dương đã khiến bạn thư giãn



Và hãy nhớ giữ gìn nails trong những ngày vui thú ở biển xanh bạn nhé!




5 mẫu nail đẹp mang hơi thở mùa hè