Khi bị thoái hóa khớp, những hoạt động đơn giản hàng ngày cũng sẽ bị ảnh hưởng. 70% các ca thoái hoá khớp thuộc về phụ nữ, không ít trong số này vẫn còn rất trẻ. Vậy thế nào là thoái hóa khớp và điều trị phòng tránh căn bệnh này thế nào?
Mặc dù thoái hoá khớp có nguồn gốc phổ biến nhất là do tuổi tác, nhưng đây không phải là căn bệnh chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi. Theo Arthritis.com, bệnh có thể phát triển trong thời gian rất sớm từ những tháng tuổi đầu tiên của cuộc đời. Tình trạng bệnh tăng theo độ tuổi.
Theo các chuyên gia, thoái hoá khớp là một bệnh phổ biến trong các bệnh về viêm xương khớp. Bệnh thường tấn công các phụ nữ trẻ sau thời kỳ mang thai, sinh nở, tạo ra các cơn đau, gây tổn hại đến cuộc sống gia đình. Tuy không gây tử vong như cao huyết áp, đái tháo đường… nhưng bệnh này lại ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.
Thoái hóa khớp gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
Những vị trí dễ đau khớp
Thoái hoá có thể xảy ra tại bất cứ khớp nào trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất tại các vị trí:
- Ngón tay: Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam, đặc biệt là phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh.
- Cột sống thắt lưng: Giai đoạn đầu người bệnh thấy đau lưng nhiều vào buuoỉ sáng mới ngủ dậy, kéo dài không quá 30 phút sẽ làm giảm đau. Sau một thời gian, đau lưng sẽ kéo dài cả ngày, tăng khi làm việc nhiều, giảm khi nghỉ ngơi.
Thoái hoá ở khớp gót chân: bệnh nhân có cảm giác thốn ở gót vào buổi sáng, khi mới ngủ dậy và đi những bước đầu tiên; khoảng vài chục mét sẽ giảm đau và đi đứng bình thường.
- Thoái hoá khớp gối: Đau khi ngồi xổm, đứng dậy khó khăn. Nếu bệnh nặng hơn sẽ thấy tê chân, biến dạng nhẹ khớp gối. Ngoài ra, thoái hoá khớp háng làm cho người bệnh đi lại khó khăn ngay từ đầu do đau, vì khớp háng chịu đựng trọng lượng cơ thể nhiều nhất.
Điều trị và phòng bệnh
Không có thuốc điều trị quá trình thoái hóa, chỉ có thể điều trị triệu chứng, phục hồi chức năng và phòng bệnh bằng cách ngăn ngừa, hạn chế các tác động cơ giới quá mức ở khớp và cột sống.
Các phương pháp điều trị
Nội khoa: Dùng các thuốc giảm đau – chống viêm
Các phương pháp không dùng thuốc:
- Các bài thể dục cho từng vị trí thoái hóa
- Điều trị bằng tay: xoa bóp – kéo nắn, ấn huyệt, tập vận động thụ động
- Điều trị bằng nước khoáng.
- Sử dụng các dụng cụ chỉnh hình
Xoa bóp tại các vị trí thoái hóa cũng là cách giúp điều trị thoái hóa khớp
Điều trị ngoại khoa
Chỉnh lại dị dạng các khớp bằng cách đục và khoét xương.
Điều trị thoái vị đĩa đệm bằng cách cắt vòng cung sau hay lấy phần thoái vị.
Phòng bệnh
Trong cuộc sống hàng ngày cần tránh các tư thế xấu trong lao động và sinh hoạt. Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế khi mang vác, đẩy, xách, nâng… Kiểm tra định kỳ những người làm nghề lao động nặng dễ bị thoái hóa khớp để phát hiện và điều trị sớm. Cần cân bằng chế độ dinh dưỡng để tránh béo phì. Trẻ em cần được khám chữa sớm bệnh còi xương, các tật về khớp (vòng kiềng, chân cong). Phát hiện sớm các dị tật của xương, khớp và cột sống để có biện pháp sớm, ngăn ngừa thoái hóa khớp thứ phát.
Thoái hóa khớp ở phụ nữ trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét